ONLINE EXCLUSIVE STUDENT FEATURE

Trung tâm sinh hoạt văn hóa mùa nước nổi Đồng Tháp Mười

Nằm ở cù lao Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, ngay tại điểm giao giữa 3 dòng nước – sông Tiền mang nặng phù sa, sông Sở Thượng và kênh đào Trung Ương dẫn nước vào nội đồng, đồ án Trung tâm sinh hoạt văn hóa mùa nước nổi Đồng Tháp Mười là một phương tiện giúp con người tìm lại sự hòa hợp mềm mại vốn có với bối cảnh sông nước, và mùa nước nổi là một đại diện, góp phần vào hành trình gìn giữ và duy trì các giá trị văn hóa nơi đây.

Đồng Tháp Mười là một khu vực trũng với địa hình lòng chảo trải dài ở ba tỉnh Đồng Tháp, Long An, và Tiền Giang. Địa hình như một miếng xốp hấp thụ nước vào mùa mưa và phân tán nước vào mùa khô, giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước ở đồng bằng sông Cửu Long và được ví như một túi nước ngọt quý giá. Quá trình đắp đê để ngăn mùa nước nổi tràn đồng, không những khiến vai trò túi nước ngọt ngày càng bị đánh mất, mà còn gây ảnh hưởng đến hình thái mùa nước nổi ở khu vực này. Ngoài ra, các hoạt động thủy điện ở thượng nguồn và biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự ổn định của mùa nước nổi.

Để giải quyết thực trạng này, đồ án mang đến một hình thức kiến trúc có tính thích ứng linh hoạt và tính đặc trưng cao, nhằm tái gắn kết giữa con người và con nước. 

Cánh đồng bất tận

BỐ TRÍ MẶT BẰNG

Phần bị ngập và không ngập của khu đất vào mùa nước nổi được ngăn chia bởi chính các không gian sinh hoạt văn hóa cốt lõi. Việc cấu thành các không gian này dựa trên cách ứng xử linh hoạt với mùa nước nổi, kết hợp các giá trị mới trên nền tảng kiến trúc truyền thống.

Bố cục các khối phụ được neo giữ vào các khối chính, và chuyển biến dần hòa vào bối cảnh, làm cho các không gian có tính tương tác cao hơn, giúp công trình và bối cảnh trở thành một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ hơn.

Các khu chức năng tầng trệt gắn liền với cảnh quan và mặt nước được giải phóng bằng các không gian mở, kết nối nhau bởi yếu tố mặt nước, giúp tối ưu hiệu quả các hoạt động mang tinh thần sông nước. Việc tổ chức không gian có tính liên tục, đóng mở hợp lý, cụ thể là các chức năng sinh hoạt văn hóa, cũng giúp công trình hòa hợp thêm với bối cảnh. Các không gian được thiết kế có thể đối thoại với nhau và trở thành một chỉnh thể thống nhất. Ngược lại, các khu chức năng riêng cho từng cộng đồng, mang tính khép kín được bố trí ở các tầng trên.

Sử dụng các cấu trúc sàn nổi luôn là sự lựa chọn phù hợp với bối cảnh mùa nước nổi. Hướng đến việc thể hiện sự tôn trọng con nước, không gian văn hóa cũng từ đó được tái hiện một cách chân thật hơn.

Không gian sinh hoạt mặt nước

Ngoài ra, việc đưa các không gian đóng lên trên để giải phóng tầng trệt theo trục đứng giữa không gian động và tĩnh, mở và đóng, khô và ướt, từ công cộng đến riêng tư, giúp việc khai thác tính đặc thù của từng không gian cũng trở nên dễ dàng hơn.

TÍNH ĐẶC TRƯNG VÀ THÍCH ỨNG

Mặt đứng được thiết kế là điểm giao giữa ngôn ngữ của vùng văn hóa sông nước và các khối nhà đô thị vuông vức, kết hợp hình ảnh cây sào như một cách gợi nhắc và lưu giữ những ký ức về thông tin, những giá trị về văn hóa, về bản sắc của mùa nước nổi, như cách các con thuyền neo đậu vào bến bờ.

Trên mặt cắt, việc lựa chọn hệ mái cao lên ở hai đầu và thấp nhất ở giữa tạo nên điểm nhấn trong cách xây dựng không gian, phân vị rõ 2 khu vực khô và ướt. Hay cụ thể hơn là 2 khu vực sinh hoạt văn hóa sông nước và các khu chức năng cơ bản. Thông qua đó, điểm thấp nhất của khối chính công trình là vị trí sảnh chính, từ đó dễ dàng tiếp cận 2 khu vực còn lại.

Trên mặt nước miên man, ngôn ngữ kiến trúc được chuyển tải bởi sự chắt lọc các yếu tổ chính phụ của các quy luật về tính nhịp điệu, liên hệ – phân cách, trật tự – ổn định, giúp đọng lại những chỉ dấu của con người thông qua các hình thức khai thác, đánh bắt và cư trú.

Hình ảnh đường nét từ những dáng hình trên mặt nước

Lấy cảm hứng từ các khoảng không gian mở trong kiến trúc cư trú, đồ án sử dụng mái hiên truyền thống, ghép lại với nhau thành các không gian đơn và đôi theo module có chiều rộng lần lượt là 8m, 6m, và 4m. Các không gian module liên kết với nhau bằng khoảng sân chung có chức năng phơi. Ngoài ra, việc kết hợp hệ cột nâng cũng giúp tối ưu hóa diện tích hấp thụ nước bên dưới sàn, tránh tình trạng bê tông khô cứng. Với hệ kết cấu giản đơn kết hợp vật liệu địa phương là tre nứa, công trình luôn thuận lợi trong việc cơi nới, di chuyển theo con nước lên xuống.

Hình ảnh các cấu trúc module

Với lối kiến trúc hài hòa với tự nhiên thông qua 2 trục hướng về sông Sở Thượng ở phía bắc và kênh trung ương ở phía Đông, yếu tố cảnh quan và mặt nước được đan xen, len lỏi vào trong công trình, kết hợp việc phân chia khu chức năng, tạo nên một không gian văn hóa xoay quanh con nước. Từng không gian như khối trưng bày, khu trò chơi sông nước, khu ẩm thực và trải nghiệm làng nghề, v.v là từng hạng mục tách biệt, nhưng liên kết với nhau không những trên một tuyến giao thông xuyên suốt ở bên trong, mà tổng thể còn liên kết với nhau thông qua yếu tố mặt nước. Hệ kết cấu gỗ truyền thống cũng được kết hợp, tạo nên hình ảnh quen thuộc, hài hòa với bối cảnh.

THÔNG TIN ĐỒ ÁN
Tên đồ án: Trung tâm sinh hoạt văn hóa mùa nước nổi Đồng Tháp Mười
Tên sinh viên: Lê Hoàng Khang
Trường: Đại học Kiến trúc TP.HCM
Chương trình: Đại học chính quy
Giám sát/ Hướng dẫn: ThS. KTS. Nguyễn Bích Hoàn
Năm đồ án: 2023
Địa điểm: Cù lao Long Khánh, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp
Diện tích khu đất: 5,8 ha
Chiều cao công trình: 20m
Hình ảnh bởi: Lê Hoàng Khang

Phối cảnh chim bay nhìn qua thành phố Hồng Ngự

Phối cảnh chính nhìn từ sông Tiền

Khối chính của công trình

Khối công trình chính

Công trình vào thời điểm mùa nước nổi

Khu trưng bày

Khu ẩm thực

Không gian trải nghiệm

ー Construction+ Online

yasbetir1.xyz winbet-bet.com 1kickbet1.com 1xbet-ir1.xyz hattrickbet1.com 4shart.com manotobet.net hazaratir.com takbetir2.xyz 1betcart.com betforwardperir.xyz alvinbet.help/ ritzobet.org betforward.com.co betforward.help betfa.cam 2betboro.com 1xbete.org 1xbett.bet romabet.cam megapari.cam mahbet.cam وان ایکس بت بت فوروارد