NEWS & EVENTS ONLINE EXCLUSIVE

Hội thảo “Chia sẻ Kinh nghiệm của Nhật Bản và Châu Âu trong xác định định mức năng lượng cho Công trình Net Zero”

Các đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Sáng ngày 18/9/2024 vừa qua, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn năng lượng Nhật Bản (ECCJ) đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ Kinh nghiệm của Nhật Bản và Châu Âu trong xác định định mức năng lượng cho Công trình Net Zero” theo hình thức hybrid tại trường HUCE. Mục đích của Hội thảo là hướng đến các kỹ thuật triển khai nội dung của “Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26”. Các nội dung chia sẻ tại Hội thảo tạo điều kiện trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển các Công trình cân bằng năng lượng, Công trình trung hòa carbon (gọi chung là Công trình Net Zero), giúp tăng cường năng lực và phát triển cộng đồng thực hành xanh trong ngành kiến trúc – xây dựng của Việt Nam.

Thành phần tham dự hội thảo gồm PGS.TS Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng; Ông Masaki Kamiura, Phó Giám đốc Ban Quan hệ quốc tế, Cục Tài nguyên Thiên nhiên và Năng lượng – Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI); PGS.TS Nguyễn Hoàng Giang, Phó Hiệu trưởng HUCE; Ông Katsuhiko Yamamoto, Tổng giám đốc Phòng Quan hệ quốc tế – Trung tâm Bảo tồn năng lượng Nhật Bản; Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Nam Định; TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Ông Matsumoto, Giám đốc cấp cao Daikin Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Vũ Phương, Phó giám đốc Học viện cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị; Ông Florian Beranek, Phó chủ tịch Hội Eurocham Việt Nam; cùng các cán bộ, chuyên gia từ các Sở Xây dựng, Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Tổ chức quốc tế, Công ty và Hội nghề nghiệp trên toàn quốc.

Mở đầu phiên trình bày, TS. Yoshitaka Ushio – Cố vấn cao cấp, Trung tâm Bảo tồn năng lượng Nhật Bản (ECCJ) đã giới thiệu các phương pháp và kỹ thuật cụ thể, chi tiết về “Xác định định mức cho công trình cân bằng năng lượng ở Nhật Bản”. Theo ông Ushio, cần phải xây dựng định mức năng lượng theo từng thể loại công trình và theo các vùng khí hậu khác nhau để quy định phải áp dụng trong thiết kế công trình HQNL, sau đó là định mức sử năng lượng cho từng thể loại công trình đã được đưa vào vận hành, không phân chia theo vùng khí hậu. Bên cạnh đó, ngoài việc xác định các giá trị tiêu chuẩn trong phát triển hệ thống định mức, điều không kém phần quan trọng là làm thế nào để triển khai được chúng thông qua các chính sách thúc đẩy HQNL trong lĩnh vực xây dựng.

TS. Yoshitaka Ushio – Cố vấn cao cấp, Trung tâm Bảo tồn năng lượng Nhật Bản (ECCJ) trình bày tại Hội thảo

Trong mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bài tham luận “Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xây dựng và tòa nhà, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” từ ThS. Lưu Linh Hương, Chuyên viên chính Vụ Khoa học công nghệ và môi trường – Bộ Xây dựng đã cung cấp số liệu mục tiêu Ngành xây dựng giảm tối thiểu 74,3 triệu tấn CO2tđ (theo NDC 2020 và NĐ 06/2022/NĐ-CP) từ các quá trình công nghiệp trong sản xuất xi măng và tiêu thụ năng lượng trong tòa nhà. Việc phân bổ hạn ngạch phát thải cho các doanh nghiệp, ngành; thực hiện kế hoạch hành động (bao gồm hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành; Triển khai các nhiệm vụ, nghiên cứu, dự án thí điểm; Quản lý, tuyên truyền, tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế) là rất cần thiết để đạt được cam kết này. Dự thảo “Thông tư hướng dẫn quy trình, quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành xây dựng” cũng đã được bà Linh Hương giới thiệu trong bài tham luận. 

Trong bài tham luận “Hệ thống ĐHKK tiết kiệm điện và vì sức khỏe – giải pháp hướng tới Trung hòa Carbon cho thị trường ASEAN”, Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc cấp cao của Daikin Air Conditioning Việt Nam đã giới thiệu về dự án nghiên cứu thực nghiệm giải pháp điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng và đảm bảo tiện nghi nhiệt, sức khỏe của người sử dụng, hướng tới mục tiêu giảm 50-60% mức năng lượng tiêu thụ, đã được áp dụng đối với các tòa nhà ZEB tại Thái Lan và Văn phòng Daikin ở TP.HCM. 

Các khảo sát, đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của các thể loại công trình dân dụng từ năm 2008 đến nay do các tổ chức quốc tế, các cơ quan, đơn vị tư vấn thực hiện ở ba miền của Việt Nam đã được PGS.TS Phạm Thị Hải Hà tổng kết trong tham luận “Hiện trạng các nghiên cứu về mức tiêu thụ năng lượng riêng (SEC) cho công trình dân dụng tại Việt Nam”.  PGS. Hải Hà cho rằng cần có một nghiên cứu tổng hợp, đánh giá phân tích và kế thừa kết quả từ các dự án được UNDP, USAID, IFC tài trợ để hỗ trợ Bộ Xây dựng ban hành định mức năng lượng tòa nhà và tạo ra căn cứ cụ thể về chính sách để đạt được các mốc trên con đường đạt mục tiêu Net Zero của ngành xây dựng hướng tới Net Zero 2050.

Bài học kinh nghiệm từ Vương quốc Anh và các nước Châu Âu, nơi có nhiều nỗ lực đóng góp trong thực hiện khung tiêu chuẩn, pháp lý và thực hành công trình Net Zero được trình bày trong tham luận “Xác định định mức cho Công trình trung hòa carbon ở Vương quốc Anh và Châu Âu”. Các chuyên gia của trường ĐH Wolverhampton đã giới thiệu các Khung quy định và tiêu chuẩn tại Vương quốc Anh và EU gồm: Khung hướng dẫn của Hội đồng Công trình Xanh Vương Quốc Anh (UKGBC) để đạt mức phát thải ròng bằng không; Quy chuẩn xây dựng (Phần L) – Tiêu chuẩn HQNL cho các tòa nhà xây mới và hiện hữu; Tiêu chuẩn nhà tương lai với mục tiêu giảm 75-80% phát thải carbon vào năm 2025. Các chiến lược để đạt mục tiêu không phát thải cần gắn liền với các biện pháp HQNL, sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ công trình thông minh, sử dụng vật liệu bền vững và cải tạo nâng cao hiệu suất các công trình hiện hữu.

Trong phiên thảo luận, các đại biểu tham dự ở cả hai hình thức trực tiếp và online đã trao đổi các vấn đề phát triển công trình xanh, công trình Net Zero, tiêu chuẩn vi khí hậu (tiện nghi nhiệt), áp dụng các bài học kinh nghiệm của Nhật Bản và châu Âu cho nghiên cứu định hướng ban hành SEC và định mức tiêu thụ năng lượng của Việt Nam.

Với sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các chuyên gia và khách mời, hội thảo đã kết thúc với rất nhiều thông tin hữu ích cho mục tiêu hành động, hoàn thiện cơ sở pháp lý theo lộ trình phát thải ròng bằng không vào 2050 mà ngành Xây dựng đặt ra. 

Toàn cảnh Hội thảo

ー Construction+ Online

yasbetir1.xyz winbet-bet.com 1kickbet1.com 1xbet-ir1.xyz hattrickbet1.com 4shart.com manotobet.net hazaratir.com takbetir2.xyz 1betcart.com betforwardperir.xyz alvinbet.help/ ritzobet.org betforward.com.co betforward.help betfa.cam 2betboro.com 1xbete.org 1xbett.bet romabet.cam megapari.cam mahbet.cam وان ایکس بت بت فوروارد