NEWS & EVENTS ONLINE EXCLUSIVE

FuturArc Prize 2024:
Ban giám khảo nhận định thế nào về các dự án dự thi

Để tìm ra các dự án xuất sắc đạt giải nhất nhì ba và cả khuyến khích của một cuộc thi thu hút hàng trăm bài dự thi từ khắp nơi trên thế giới không phải là một điều đơn giản. Mỗi dự án dự thi đều được các thí sinh cân nhắc kỹ lưỡng về ý tưởng đề xuất với đa dạng bối cảnh về nơi chốn. Do vậy, năm nay thành phần ban giám khảo được mời gồm ông Nguyễn Đỗ Dũng, bà Farizan d’Avezac de Moran và Tiến sĩ Tony Ip đều là đại diện đến từ nhiều ‘lĩnh vực’ khác nhau trong ngành xây dựng, từ kiến ​​trúc/kỹ thuật, quy hoạch đô thị và thiết kế ý tưởng đến quan hệ đối tác chiến lược, vận động chính sách và kỹ thuật sinh học.

​​Trong suốt những năm tổ chức Cuộc thi FuturArc Prize, chúng tôi đã nhận rất nhiều câu hỏi từ các thí sinh dự thi như: loại dự án nào được ưa chuộng hơn — thực tế hay ý tưởng? Kỹ thuật trình bày như thế nào là tốt nhất? Tiêu chí hay vấn đề nào quan trọng hơn trong quá trình chấm điểm? Thực tế thì không có câu trả lời nào hoàn toàn chính xác cho những câu hỏi này, vì tùy tình hình thực tiễn mỗi mùa giải, ban giám khảo sẽ đánh giá các dự án dự thi dựa trên chủ đề cụ thể của từng năm cùng với nhận định của riêng họ.

Sau đây, hãy cùng chúng tôi nhìn lại một vài hình ảnh cuộc họp trực tuyến của ban giám khảo, tất cả các giám khảo đều đồng thuận trong việc chọn ra các dự án đạt giải. Cuộc họp này đã khép lại quá trình chuẩn bị cũng như chấm điểm các dự án dự thi, với mục đích tìm ra và trao giải cho những ý tưởng dự thi xuất sắc nhất. Qua đó, chúng tôi hy vọng có thể truyền cảm hứng cho sinh viên và những ai đang hành nghề hình dung về tương lai và tạo ra một thế giới bền vững hơn.

TRIẾT LÝ CỦA BAN GIÁM KHẢO TRONG VIỆC CHẤM ĐIỂM CÁC DỰ ÁN DỰ THI

Ông Nguyễn Đỗ Dũng: “Đầu tiên, tôi thực sự thích chủ đề cuộc thi năm nay. Chủ đề này đủ rộng để bao quát nhiều lĩnh vực thiết kế khác nhau, nhưng cũng mang ý nghĩa tốt đẹp đằng sau đó. Khi tôi tìm kiếm một dự án dự thi thật sự chất lượng, tôi tìm cả ý nghĩa và tính thực tiễn của giải pháp đề xuất. Một số dự án cho tôi thấy ý tưởng dường như có tính tác động, nhưng tổng thể đề xuất chưa có tính thuyết phục chúng tôi rằng bản thân thí sinh hiểu cách thức thực hiện.

Tất nhiên, không ai biết hết các giải pháp, nhưng ít nhất một số giải pháp nên gần với thực tế hơn.”

Tiến sĩ Tony Ip: “Quá trình chấm điểm thực sự rất khó khăn vì có khá nhiều ý tưởng hay, và thực tế thì tiêu chí chấm điểm của tôi cũng tương tự những gì ông Dũng đã đề cập.

Tính thực tiễn là một trong những vấn đề then chốt vì khi chúng ta nhìn vào khả năng phục hồi khí hậu, để thực sự giải quyết được những gì chúng ta muốn đề xuất, đòi hỏi giải pháp phải có tính thực tiễn nhất định, từ đó mới ứng dụng và áp dụng được, tức từ những khái niệm mà chúng ta đã học, tùy từng trường hợp thực tế mà chúng ta biến khái niệm thành hành động.

Tôi cũng chấm dựa trên tiêu chí về sự sáng tạo vì chúng tôi đang tìm kiếm các giải pháp cho tương lai, do đó các dự án dự thi phải là những ý tưởng sáng tạo. Một điều tôi muốn chỉ ra là tôi thấy nhiều địa điểm được chọn có độ phủ khá lớn trong một quận nếu xét về quy hoạch quận hoặc quy hoạch thành phố. Cuộc thi có giới hạn số lượng bảng trình bày, nhưng các thí sinh phải trình bày nhiều phần theo quy định này. Do đó, các thí sinh không thể đi sâu vào chi tiết một số ý tưởng chủ đạo hoặc không thể thể hiện đầy đủ những cải tiến cần thiết gồm những gì, nên một số dự án dự thi khá giống một bài tập lập kế hoạch cho một vài lĩnh vực nhất định. Với những dự án như mô tả bên trên, tôi có thể không xếp thứ hạng cao.

Ngoài ra, hình ảnh diễn họa phải thực sự thuyết phục. Vì khi chúng ta nói về khả năng phục hồi khí hậu, về kết thúc vòng đời của các hệ sinh thái, làm thế nào chúng tôi nhận biết được thông điệp của mỗi bài trình bày để hiểu được hết những tình huống thay đổi mà các thí sinh muốn biểu đạt? Do đó, hình ảnh diễn họa là quan trọng. Tôi cũng cho điểm cao nếu các thí sinh trình bày được những kịch bản khác nhau trong ý tưởng dự thi.”

Farizan d’Avezac de Moran: “Là một kỹ sư, tôi hy vọng mình không phải là người lạc lõng khi là một trong những giám khảo của cuộc thi này.

Tôi thích chủ đề mà FuturArc đã đưa ra, đó là Kết thúc vòng đời. Bởi vì chủ đề này không phổ biến và cũng không phải là điều chúng ta thường nghĩ đến, ngoại trừ khi làm hỏa táng, v.v. 

Đối với các dự án dự thi, tôi chú ý nhiều hơn về sự hội nhập văn hóa, đặc biệt, liên quan đến những dự án dân cư và tác động bên ngoài của mỗi dự án, tách biệt với sự phát triển của bối cảnh mà các thí sinh trình bày — đồng thời những hệ lụy kèm theo đang diễn ra là gì. Tác động không chỉ đối với con người mà còn đối với mọi sinh vật khác là gì?

Một số dự án dự thi triển khai nhiều ý tưởng trên khu đất công nghiệp, làm tôi rất hứng thú. Do vậy, cách tiếp cận của tôi có hơi khác với những gì Ông Dũng và Ông Tony đã đề cập. Tôi cũng phải thừa nhận rằng, tôi đã từng gặp cũng như đánh giá qua một số trong những ý tưởng đề xuất này.”

Candice Lim: “Mỗi giám khảo đều đưa ra những góc nhìn rất thú vị. Hiển nhiên, khi chúng tôi chọn giám khảo, chúng tôi mong muốn các giám khảo chấm điểm dựa trên chuyên môn, ứng dụng, kiến ​​thức và kỹ năng, để chúng ta có đa dạng góc nhìn hơn. Theo một cách nào đó, điều này mang đến tác động tích cực giúp ba giám khảo có thể cùng đóng góp để tạo ra kết quả tốt nhất.”

NHẬN XÉT CHUNG CÁC DỰ ÁN DỰ THI THEO CHỦ ĐỀ ARCHITECTURE FOR LIFE AFTER?

Ông Nguyễn Đỗ Dũng: “Chủ đề năm nay là lời nhắc nhở sâu sắc rằng kết thúc vòng đời có thể là khởi đầu một vòng đời mới. Khi mà chúng ta cố gắng ngăn chặn kết thúc vòng đời, thì việc lập sẵn kế hoạch tái xây dựng và tái sử dụng là rất quan trọng. Các dự án dự thi đều thể hiện tốt tinh thần này. Tôi rất ấn tượng bởi đa dạng ý tưởng khi các thí sinh hình dung về “after“, từ các kịch bản hậu thảm họa đến những hiện thực hoàn toàn mới. Việc tập trung vào cuộc sống sau sự tàn phá của khí hậu là điều dễ hiểu vì nhiều quốc gia châu Á bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tùy các thí sinh lựa chọn nguyên nhân xảy ra. Thách thức này đòi hỏi các thí sinh đề xuất các giải pháp kiến ​​trúc sáng tạo và phù hợp với  tương lai để tất cả chúng ta có hy vọng phòng tránh được, nhưng cũng cần phải chuẩn bị trước cho điều đó.”

Farizan d’Avezac de Moran: “Các dự án dự thi đều có chất lượng cao và hầu hết đều chỉn chu. Nhiều sự cân nhắc và nỗ lực thể hiện trong dự án dự thi là cả một quá trình dày công nghiên cứu. Chủ đề này rất thách thức nhưng rất phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai.”

Tiến sĩ Tony Ip: “Tôi thực sự bị cuốn hút bởi các dự án dự thi theo chủ đề năm nay. Các thí sinh đã đưa ra hàng loạt các ý tưởng cùng phần thuyết trình đa dạng và hấp dẫn. Một số dự án khám phá và đi sâu vào lĩnh vực của trí tưởng tượng và chủ nghĩa siêu thực, đẩy lùi ranh giới của kiến ​​trúc thông thường. Trong khi một số dự án dự thi khác lại có cách tiếp cận thực tế, xác định chính xác và giải quyết các vấn đề cụ thể của địa phương. Phổ rộng của những khái niệm này thể hiện sự phong phú về tính sáng tạo và đổi mới trong cộng đồng kiến ​​trúc. Điều này tạo dấu ấn về khả năng tưởng tượng những viễn cảnh tương lai đầy táo bạo và mang tính đột phá, cũng như tầm quan trọng của việc giải quyết các thách thức trong thế giới thực.”

[Đây là một đoạn trích. Đọc toàn bộ bài viết bằng cách đăng ký tài khoản và tải ứng dụng hoặc đặt bản in FuturArc.]

ー Construction+ Online

yasbetir1.xyz winbet-bet.com 1kickbet1.com 1xbet-ir1.xyz hattrickbet1.com 4shart.com manotobet.net hazaratir.com takbetir2.xyz 1betcart.com betforwardperir.xyz alvinbet.help/ ritzobet.org betforward.com.co betforward.help betfa.cam 2betboro.com 1xbete.org 1xbett.bet romabet.cam megapari.cam mahbet.cam وان ایکس بت بت فوروارد