Giải khuyến khích | Hạng mục “Sinh viên” | Việt Nam | FuturArc Prize 2024
thuộc về nhóm Phạm Nguyên Hưng
Nguyễn Thành Tấn, Hồ Nghiêm Thúy Quỳnh, Lê Xuân Vĩnh Khang và Phạm Nguyên Hưng là sinh viên năm cuối chuyên ngành Kiến trúc, trường Đại học Bách khoa và Đại học Đà Nẵng. Tất cả các thành viên đều có niềm đam mê sâu sắc với kiến trúc và thiết kế đô thị, đặc biệt là trong bối cảnh di sản văn hóa và tâm linh. Loại hình kiến trúc này có giá trị tinh thần to lớn và sở hữu tiềm năng phát triển vô hạn. Khi được tiếp cận một cách chu đáo và tôn trọng, đây là phương pháp có thể tạo ra những không gian có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, thúc đẩy sự kết nối sâu sắc với địa điểm, góp phần bảo tồn truyền thống văn hóa và nâng cao sức khỏe tinh thần. Nhóm cam kết truyền tải tinh hoa của phương pháp kiến trúc này đến nhiều đối tượng hơn, ưu điểm nổi bật của nó là làm phong phú cuộc sống và củng cố cộng đồng.
Đề xuất dựa trên tình huống Kết thúc vòng đời, dự án dự thi trình bày ý tưởng xoay quanh chủ đề về chu kỳ sống — đề xuất giải pháp mai táng mới với phương án kiến trúc tương ứng tại một địa điểm ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
Thành phố có lịch sử kéo dài hơn 1.000 năm liên tục được mở rộng theo thời gian kéo theo việc gia tăng dân số nhanh chóng, ô nhiễm môi trường và các vấn đề đô thị khác mà người dân vẫn đang phải vật lộn cho đến ngày nay. Trong số đó, tình trạng thiếu dịch vụ mai táng, cụ thể nhóm cho rằng hiện đang khan hiếm tài nguyên đất do các phong tục chôn cất truyền thống. Theo quan sát, hỏa táng hiện trở thành một giải pháp thay thế phổ biến hơn. Tuy nhiên, giải pháp này đi kèm với nguy cơ ô nhiễm không khí. Việc hỏa táng một người trưởng thành trung bình thải ra lượng khí CO2 tương đương với một chiếc ô tô chạy hơn 900 km. Theo thực tế, nhóm đưa ra nhận định rằng Hà Nội hiện là thành phố ô nhiễm không khí nhất cả nước. Những nỗ lực xử lý vấn đề khí thải hiện nay nhìn chung vẫn chưa đáng kể. Mặc dù thành phố đã quy hoạch bảy nghĩa trang lớn tập trung ở các khu vực, tuy nhiên, nhóm cho rằng với dân số ngày càng tăng, chúng nhanh chóng trở nên quá tải sau mỗi 10 năm.
Do đó, dự án dự thi “Circulation of Life” hướng đến truyền thống nhưng được “nâng cấp” bằng các kỹ thuật hiện đại – phương pháp này không chỉ giúp thay đổi nhận thức của công chúng mà còn góp phần tạo ra các không gian xanh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Khái niệm ‘mộc thụ táng – yên nghỉ dưới cây’ là yếu tố cốt lõi của giải pháp đề xuất. Phương pháp này nhằm khắc phục vấn đề không gian hạn chế của việc chôn cất dưới đất và cả vấn đề ô nhiễm không khí từ việc hỏa táng. Với việc lập kế hoạch chỉnh chu sử dụng quá trình giảm thiểu hữu cơ tự nhiên kết hợp các phương pháp hiện đại về ‘nguồn nước và năng lượng’, giải pháp này biến hài cốt thành đất giàu dinh dưỡng, giúp trồng và nuôi dưỡng tốt cây cối, đồng thời tạo không gian xanh mới như một sự thay thế cho các bia mộ truyền thống, qua đó góp phần vào việc ‘làm sạch’ không khí. Theo cách này, chết đi cũng trở về với trái đất, hòa nhập với thiên nhiên và chu kỳ sống vốn có.
[Đây là một đoạn trích. Đọc toàn bộ bài viết bằng cách đăng ký tài khoản và tải ứng dụng hoặc đặt bản in FuturArc.]
THÔNG TIN DỰ ÁN
Tình huống
Kết thúc vòng đời
Địa điểm
Khu công nghiệp Thượng Đình
Quốc gia
Việt Nam
Thành phố
Hà Nội
Diện tích
Khoảng 5 ha
ー Construction+ Online