IN THE SPOTLIGHT ONLINE EXCLUSIVE

Trần Khánh Trung

Tốt nghiệp thủ khoa Đại học Kiến trúc TP.HCM vào năm 1986, Kiến trúc sư Trần Khánh Trung bắt đầu nghiên cứu Kiến trúc xanh từ năm 2011 qua các khóa học thiết kế xanh do các chuyên gia nước ngoài đào tạo và bắt đầu tham gia giảng dạy về tiêu chuẩn xanh LEED tại Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM từ năm 2012. Với các hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực công trình xanh, Ông trở thành chuyên gia Công trình Xanh LOTUS AP và là chủ nhiệm CLB Kiến trúc Xanh TP.HCM từ năm 2013. Trong quá trình điều hành CLB Kiến trúc Xanh TP.HCM, Ông đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như các buổi chuyên đề, tọa đàm, hội thảo chuyên nghiệp về Công trình Xanh; kết nối các đơn vị tư vấn xanh với chủ đầu tư; cố vấn cho các cơ quan của chính phủ về các vấn đề liên quan đến phát triển công trình xanh và nhiều hoạt động ý nghĩa khác, nhằm thúc đẩy sự phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam. Ông trở thành thành viên Hội đồng Kiến trúc Xanh – Hội Kiến trúc sư Việt Nam vào năm 2015, tham gia vào Ban cố vấn Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam năm 2018 và được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch hội KTS TP.HCM từ năm 2020.

Ngoài ra, Ông còn được biết đến với vai trò Nhà sáng lập – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Kiến trúc sư trưởng TTT Architects. Ở độ tuổi ngoài 60, “Tôi bắt đầu nghĩ đến việc cần chia sẻ các kiến thức kinh nghiệm đã tích lũy nhiều năm qua cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lĩnh vực kiến trúc bền vững, một xu hướng kiến trúc sẽ là chủ đạo trong thế hệ tiếp theo.”, Ông Trần Khánh Trung chia sẻ.


Ông nhận thấy tương lai của ngành xây dựng Việt Nam sẽ như thế nào? 

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu xây dựng đang cao và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh nhiều năm nữa. Do vậy, tương lai ngành xây dựng của Việt Nam chắc chắn sẽ rất sáng sủa. So với các nước đã phát triển, Việt Nam chưa phát triển nhiều theo chiều cao, do vậy sắp tới Việt Nam vẫn còn rất nhiều không gian để phát triển theo phương đứng mà không cần phải phát triển phương ngang – sẽ tác động đến các vùng đất tự nhiên, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Ngành công nghiệp kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng (AEC) của Việt Nam có tác động gì đến khu vực? 

Ngành công nghiệp kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng Việt Nam hiện vẫn còn đi sau so với các nước trong khu vực châu Á, kể cả Đông Nam Á. Tuy nhiên, người đi sau có thể học hỏi để né tránh các sai lầm của người đi trước. Nếu biết nắm bắt cơ hội, Việt Nam có thể tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật mới, xu hướng mới một cách nhanh chóng để bắt kịp các nước trong khu vực, từ đó tác động trở lại các nước chung quanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn khu vực.

Làm thế nào để Việt Nam có thể đóng góp tạo sự phát triển ngành công nghiệp AEC mạnh mẽ hơn ở châu Á? 

AEC phát triển mạnh mẽ hơn được hiểu theo 2 cách: cách thứ nhất là phát triển thật nhiều các công trình kỹ thuật rất cao, quy mô đồ sộ, chi phí tốn kém; hoặc theo cách thứ 2 là phát triển nhiều các công trình quy mô vừa và nhỏ nhưng theo xu hướng mới giảm phát thải carbon, thân thiện với môi trường. Việt Nam không phải là một quốc gia giàu có so với nhiều nước trong khu vực châu Á, do vậy tôi nghĩ Việt Nam nên chọn theo cách thứ 2 là bắt kịp xu hướng kiến trúc hiện nay của thế giới, tập trung phát triển thật nhiều các công trình xanh góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Ông thấy cá nhân mình và/hoặc TTT Architects đóng góp thế nào cho ngành công nghiệp AEC? 

TTT Architects chọn hướng đi là thiết kế công trình kiến trúc thân thiện môi trường, tuy nhiên hiện tại chúng tôi lại đang có nhiều các dự án nội thất và sẽ cố gắng thuyết phục chủ đầu tư đi theo hướng nội thất xanh dù hiện nay các dự án nội thất này đang nằm bên trong công trình kiến trúc chưa xanh! Có nghĩa đóng góp của chúng tôi ở lĩnh vực nội thất xanh vẫn còn ở phía trước.

Cá nhân tôi, đã hơn 10 năm qua từ khi bắt đầu tìm hiểu về kiến trúc xanh, tôi đã cố gắng tổ chức nhiều hội thảo về kiến trúc xanh thông qua các hoạt động của CLB Kiến trúc Xanh TP.HCM để hướng dẫn cộng đồng – trong đó có kiến trúc sư, chủ đầu tư, nhân viên chính phủ ngành xây dựng – hiểu rõ hơn về xu hướng phát triển bền vững, từ đó giúp cộng đồng thay đổi dần nhận thức. Tôi cũng đã tham gia Hội đồng Kiến trúc Xanh – Hội Kiến trúc sư Việt Nam từ năm 2015 để thực hiện một số hoạt động thúc đẩy sự phát triển kiến trúc xanh tại Việt Nam như tham gia định lượng hóa tiêu chí kiến trúc xanh Việt Nam do Hội Kiến trúc sư Việt Nam ban hành.Trên cơ sở các tiêu chí xanh này, ban giám khảo – mà tôi là 1 thành viên – sẽ sử dụng để chấm giải thưởng kiến trúc xanh Việt Nam mỗi 2 năm/lần. Tôi cũng tham gia Ban cố vấn Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) từ 2018, đóng góp kiến thức của mình để giúp hoạt động thúc đẩy công trình Xanh tại Việt Nam được tốt hơn.

Ông hãy chia sẻ những dự án đáng chú ý nhất của Ông cho đến thời điểm hiện tại? 

Tôi đã thiết kế một vài dự án đáng chú ý nhưng đa số ở trước giai đoạn bắt đầu chuyển qua thiết kế kiến trúc xanh. Dự án đầu tiên về thiết kế xanh năm 2014 – Văn phòng xanh TTT Architects – thực tế chỉ mới là 1 thử nghiệm đầu tiên sau 3 năm tìm hiểu về kiến trúc xanh. Sau đây là mô tả sơ lược một số công trình tiêu biểu:

Hội trường Thành phố Hồ Chí Minh – Quận 3, TPHCM – 1996

Công trình ban đầu được xây dựng với tên gọi Trung tâm sinh hoạt chính trị đảng bộ TP.HCM, có nghĩa chỉ dành cho các đảng viên tại TP.HCM sử dụng. Tuy nhiên sau đó, công trình đã được mở rộng để có thể sử dụng chung cho các hoạt động của toàn thành phố bao gồm tổ chức hội thảo, ca nhạc và cả tổ chức hội chợ, đãi tiệc. Với quy mô 8.000m2, công trình có nhiều chức năng khác nhau nên Hội trường 1.000 chỗ ngồi đã được thiết kế sàn phẳng thay vì giật cấp như các hội trường thông thường. Phần thiết kế trang âm đạt chất lượng tốt đảm bảo hiệu quả âm thanh cao khi sử dụng làm hội thảo cũng như ca nhạc. 

Cải tạo Nội thất Nhà hát Hòa Bình – Quận 10, TP.HCM – 2002

Nhà hát Hòa Bình 2.000 chỗ được xây dựng từ năm 1994 với kinh phí hạn hẹp, phần thiết kế trang âm không được chú trọng, hệ thống sân khấu quay cũng rất hạn chế do chỉ quay được 180 độ. Thiết kế cải tạo cũng với kinh phí hạn hẹp nhưng đã làm thay đổi hoàn toàn không gian nội thất khán phòng, nâng cao tính thẩm mỹ về vật liệu cũng như chiếu sáng, đồng thời phần thiết kế trang âm cũng được chú trọng giúp mang đến hiệu quả âm thanh cao cho các chương trình khác nhau từ biểu diễn đến hội họp. Sân khấu được cải tạo sàn quay nhiều lớp, quay xuôi ngược 360 độ và bổ sung thêm phần hầm dưới sàn sân khấu để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của các vở diễn.

Công trình đã dành Giải Ba Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2006.

Tòa nhà văn phòng OperaView – Quận 1, TP.HCM – 2006

Đây là công trình văn phòng 9 tầng + 1 hầm, nằm ngay trung tâm thành phố, đối diện Nhà hát Thành phố, khách sạn Continental – là những công trình được xây dựng từ hơn 100 năm trước. Với vị trí nằm giữa các công trình cổ, giải pháp mặt đứng của công trình đã mang đến sự hài hòa với các công trình xung quanh, tạo nên cảnh quan chung của không gian đô thị tại đây.

Công trình đã dành Giải Ba Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2006.

Văn phòng xanh TTT Architects – Quận 3, TP.HCM – 2014

Đây là 1 thử nghiệm xanh đầu tiên cho 1 văn phòng làm việc 350m2 tại TP.HCM. Từ các kiến thức xanh, các tiêu chuẩn xanh của LEED được tiếp cận, tôi đã thử nghiệm đưa vào nơi làm việc của mình để tạo ra 1 không gian làm việc xanh cho các nhân viên TTT Architects. Các giải pháp tận dụng ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng các vật liệu hiện hữu đã được áp dụng. Giải pháp nâng cao chất lượng không khí trong nhà cũng được đặc biệt chú trọng thông qua việc sử dụng vật liệu hoàn thiện có lượng VOC thấp kết hợp hút không khí độc hại từ khu vực phòng máy in, photocopy. Qua dự án thử nghiệm này, tôi nhận một điều rằng để giảm chi phí đầu tư công trình xanh thì có lẽ cách tốt nhất là giảm nhu cầu sử dụng: Dự án đã được thiết kế khéo léo để đáp ứng chỗ làm việc thoải mái cho hơn 70 nhân viên trong một diện tích nhỏ hẹp 350m2 (trung bình 5m2/người thay vì 8m2/người), tiết kiệm được hơn 150m2 sàn, vừa giúp giảm chi phí đầu tư nhưng cũng đồng thời giảm một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng tiêu thụ tương ứng.

Công trình đã giành Giải Ba Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2014. Dự án này đã được giới thiệu tại các hội thảo xanh tại TP.HCM cũng như Hà Nội nhằm chia sẻ các kinh nghiệm thiết kế công trình xanh cho kiến trúc sư Việt Nam.

Đạo đức hoặc triết lý cá nhân của Ông là gì?

“Bình thường nhưng không tầm thường” là triết lý sống của tôi. Trong tiếng Việt, “bình thường” có nghĩa khác với “tầm thường”. Tôi là người bình thường có nghĩa tôi sẽ như mọi người xung quanh, cùng có trách nhiệm và quyền lợi như nhau đối với xã hội, với thiên nhiên, không phân biệt học thức và địa vị cao hay thấp. Tôi không là người tầm thường có nghĩa tôi cần đóng góp gì đó cho cộng đồng nhiều hơn những người tầm thường xung quanh mà đa số họ thường quan tâm nhiều hơn đến lợi ích cá nhân.

Với cương vị là Phó chủ tịch Hội KTS TP.HCM từ năm 2020, Ông đã đạt được những cột mốc đáng nhớ nào? 

Tôi nghĩ chưa có cột mốc nào là đáng nhớ sau 3 năm giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội KTS TP.HCM, có lẽ nó còn nằm ở phía trước. 3 năm qua tôi chỉ mới đóng góp 1 bài chia sẻ kiến thức về kiến trúc xanh cho các Kiến trúc sư thành phố. Bên cạnh đó, tôi cũng thực hiện 1 nghiên cứu và chia sẻ với các KTS hội viên về những biến đổi của kiến trúc từ đại dịch Covid-19. 

Với cương vị là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kiến trúc Xanh TP.HCM (HGAC) cũng như với cột mốc vừa trải qua hành trình hơn 10 năm hình thành và phát triển, Ông có những trăn trở suy tư hay mong muốn gì đối với ngành kiến trúc & xây dựng xanh tại Việt Nam? 

Hơn 10 năm qua, CLB Kiến trúc Xanh đã có rất nhiều các hoạt động thúc đẩy sự phát triển công trình xanh tại Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi đào tạo, chia sẻ kiến thức về kiến trúc xanh cho KTS, sinh viên kiến trúc cũng như các nhà quản lý, chủ đầu tư. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức nhiều buổi tham quan các Công trình Xanh thực tế tại Việt Nam và cả ở nước ngoài như Singapore, Đài Loan, và Cambodia. Đặc biệt, các hội thảo chuyên đề về kiến trúc xanh đã thu hút hơn 300 khán giả mỗi lần, giúp lan tỏa hiểu biết về kiến trúc xanh ra cộng đồng, đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, những nỗ lực của chúng tôi (cũng như của một số đơn vị cùng chí hướng khác tại Việt Nam) dường như vẫn chưa đủ để giúp xã hội thay đổi nhận thức xanh. Có lẽ, chúng tôi cần nỗ lực nhiều hơn nữa, cần sự chung tay của nhiều đơn vị, ban ngành hơn nữa, đặc biệt là từ phía chính phủ để có thể xây dựng được một thị trường Công trình Xanh đúng nghĩa tại Việt Nam. Đúng nghĩa được hiểu là khi người sử dụng nhận thức rõ giá trị của Công trình Xanh và hình thành nên nhu cầu xanh thực sự cho thị trường xây dựng tại Việt Nam

Ông có lời khuyên nào dành cho các kiến ​​trúc sư trẻ và kiến trúc sư mới nổi ở Việt Nam không? 

Xu hướng kiến trúc xanh là xu hướng tất yếu khi thế giới đang phải đối diện với bối cảnh biến đổi khí hậu trầm trọng như hiện nay mà nguyên nhân là từ các hoạt động thiếu ý thức của con người, trong đó, các công trình kiến trúc đã góp một phần không nhỏ. KTS trẻ cần hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với môi trường như thế nào, các tác phẩm kiến trúc do mình sáng tác sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đối với môi trường. Điều này đòi hỏi các KTS trẻ nên tìm hiểu học hỏi để nắm rõ xu hướng kiến trúc xanh, áp dụng một cách hiệu quả vào tác phẩm kiến trúc của mình, đóng góp vào sự phát triển xanh của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

ーConstruction+ Online

yasbetir1.xyz winbet-bet.com 1kickbet1.com 1xbet-ir1.xyz hattrickbet1.com 4shart.com manotobet.net hazaratir.com takbetir2.xyz 1betcart.com betforwardperir.xyz alvinbet.help/ ritzobet.org betforward.com.co betforward.help betfa.cam 2betboro.com 1xbete.org 1xbett.bet romabet.cam megapari.cam mahbet.cam وان ایکس بت بت فوروارد